Đo lường quảng cáo Digital: 8 chỉ số quan trọng không thể bỏ qua

Đo lường quảng cáo Digital giúp Doanh nghiệp, nhà Quảng cáo đảm bảo ngân sách marketing đang được phân phối một cách đúng đắn, hiệu quả nhất. Từ những phân tích số liệu báo cáo, chúng ta có thể đưa ra những điều chỉnh, cập nhật một cách kịp thời trực tiếp tới các chiến dịch quảng cáo.
Do-luong-quang-cao-digital
Đo lường quảng cáo Digital: 8 chỉ số quan trọng không thể bỏ qua

1. Impressions | Đo lường quảng cáo Digital

Impression được dịch là sự ấn tượng. Tuy nhiên, trong ngành truyền thông, quảng cáo trên nền tảng Web, Facebook… Impression là một thuật ngữ chuyên ngành được hiểu là “số lần hiển thị”. Thực tế, trong từng bối cảnh khác nhau, Impression được định nghĩa khác nhau.

Impression = Reach * Frequency

Trong đó:

    • Reach là số lượng người mà quảng cáo hay nội dung mà bạn tiếp cận được.
    • Frequency là tần số chỉ số lần trung bình mà quảng cáo của bạn hiển thị với một người dùng.

2. CPM – Cost Per Mille

CPM là viết tắt của Cost Per Mille, tạm dịch: “Chi phí trên mỗi 1.000 lượt hiển thị”, cũng còn được gọi là Cost‰Cost Per Thousand là một trong những nền tảng của các chương trình quảng cáo. Trong tiếng latinh mille có nghĩa là hàng nghìn, vì vậy CPM có nghĩa là cost per thousand – Thanh toán mỗi nghìn.

CPM = (Tổng tiền chi tiêu cho quảng cáo / Số lần hiển thị ) * 1000

Ví dụ: Nếu bạn chi tiêu 5.000.000đ và nhận được 100.000 lần hiển thị thì CPM của bạn là bao nhiêu?

CPM = (5.000.000 ÷ 100.000) * 1000 = 50.000 (đ)

3. CTR – Click through rate

CTR là viết tắt của cụm từ “Click Through Rate” là số lần nhấp quảng cáo nhận được chia cho số lần quảng cáo được hiển thị. Tỷ lệ thể hiện tần suất những người thấy quảng cáo của bạn kết thúc bằng cách nhấp vào quảng cáo đó. Tỷ lệ nhấp có thể được sử dụng để đánh giá hiệu suất của từ khóa và quảng cáo của bạn.

CTR = số lượt nhấp ÷ số lượt hiển thị

Ví dụ: nếu bạn có 5 lượt nhấp và 100 lượt hiển thị, thì CTR sẽ là 5%.

4. CPC – Cost Per Click

CPC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Cost Per Click”, tạm dịch: “Chi phí trung bình cho mỗi lượt nhấp chuột”. Đây là một hình thức quảng cáo trực tuyến, trong đó nhà quảng cáo sẽ không trả tiền cho lượt xem mà chỉ trả tiền khi có người dùng chuột nhấp vào liên kết quảng cáo của họ. CPC sẽ do nhà quảng cáo quyết định, một đơn vị quảng cáo này có thể sẵn sàng trả nhiều tiền hơn cho mỗi lần nhấp chuột so với đơn vị quảng cáo khác.

5. CR – Conversion Rate

CR là từ viết tắt của Conversion Rate, tức tỷ lệ chuyển đổi, một chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả một chiến dịch hay một dịch vụ quảng cáo trực tuyến nào đó.

CR được đo lường dựa vào số lượng phần trăm khách hàng với tổng số lượng khách hàng ghé thăm website, hoặc của lending page quảng cáo

CR = (Conversion/Visits)*100

Ví dụ: Thống kê truy cập trang website của bạn hôm nay tính đến 24:00 có khoảng 1050 người truy cập. Trong đó, có 35 người chọn mua, 5 người gửi mail nội dung quan tâm tới sản phẩm. 40 người thực hiện hành vi mua và gửi mail đó được coi là khách hàng.

Tính tỷ lệ chuyển đổi như sau: (40/1050)*100 = 3.8%.

Vậy tỷ lệ chuyển đổi trang web của bạn hôm nay là 3.8%

6. CPA – Cost Per Action

CPA là viết tắt của Cost Per Action, là một mô hình thanh toán quảng cáo trực tuyến dựa trên các hành động như bán hàng hoặc đăng ký.

CPA được xác định cho mỗi hành động liên quan trực tiếp đến một số loại chuyển đổi, trong đó doanh số và lượt đăng ký là phổ biến nhất. CPA không bao gồm các giao dịch chỉ dựa trên chi phí mỗi lần nhấp (CPC).

CPA = Chi phí cho quảng cáo/Số lượng chuyển đổi

Ví dụ: Giả sử, một chiến dịch quảng cáo đã được xem 5000 lần, nhận được 200 lần nhấp và có tổng cộng 20 chuyển đổi. Tổng chi phí mà Advertiser quyết định trả là 200 đô la, thì CPA có thể được tính như sau:

CTR = (200/5000) x 100 = 4% = 0,04

20 chuyển đổi

Vậy: CR = (20/200) x 100 = 10% = 0.10

Tổng chi phí cho nhà quảng cáo = $ 200

Như vậy:

CPA = 200/20 = $ 10

CPA = 200 / (5000 x 0,04 x 0,10) = $ 10

7. RR – Run Rate

RR (Run Rate) – nói một cách dễ hiểu, là tốc độ hoàn thành mục tiêu của toàn bộ chiến dịch. Trong thi chạy, tốc độ chạy nói lên khả năng về đích của một vận động viên. Trong đo lường hiệu quả cáo trên digital, RR cho biết bạn đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm mục tiêu và chặng đường còn lại là bao nhiêu.

RR = (Acctual/planning)*100

Ví dụ: Bạn đặt mục tiêu 100 đơn hàng trong 1 tháng. Để có 100 đơn, bạn lên kế hoạch mỗi tuần sẽ cần 25 đơn hàng. Sau 1 tuần đầu tiên, bạn có được 20 đơn với ngân sách 10 triệu. Lúc này, RR của campaign ở tuần đầu tiên là 80%. Con số này nói lên bạn đã hoàn thành 20% chặng đường của mình.

RR là chỉ số cực kỳ quan trọng để bạn đo lường khả năng đạt được mục tiêu của chiến dịch từ đó có những điều chỉnh phù hợp.

8. ROI – Return on Investment

Chỉ số ROI viết tắt là Return on Investment – ROI là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng chi phí đầu tư. ROI rất hữu ích cho các mục tiêu kinh doanh của bạn khi đề cập đến cái gì đó cụ thể và phải đo lường được.

Dựa vào chỉ số ROI các nhà quản lý có thể phân tích được mức độ hiệu quả của các công cụ trong chiến dịch này. Việc đầu tư này đem lại gì cho doanh nghiệp (tỷ lệ chuyển đổi, số lượng hàng và doanh thu bán hàng).

ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí

Ví dụ: Giả sử một nhà đầu tư mua bất động sản A.

Giá trị tài sản với giá là 1.000.000 USD. Sau 3 năm, nhà đầu tư bán nó với giá 1.120.000 USD. Kết quả là sau ba năm, bất động sản A tăng thêm 120.000 USD.

Nếu chúng ta tuân theo công thức ROI = (Lợi nhuận – Chi phí) / Chi phí, thì lợi tức đầu tư là 12%.

(1.120.000 USD – 1.000.000 USD) / 1.000.000 USD = 0,12

Ngoài ra, để có cái nhìn thực tế về marketing và ROI, bạn nên tính đến doanh số bán hàng tự nhiên, theo công thức sau:

ROI marketing = (Tăng trưởng doanh số – Tăng trưởng doanh số bán hàng hữu cơ – Chi phí tiếp thị) / Chi phí tiếp thị

Hoặc, doanh nghiệp muốn đánh giá ROI dài hạn trong suốt hành trình của khách hàng – làm rõ giá trị mối quan hệ khách hàng với thương hiệu. Bạn cần tính giá trị lâu dài của khách hàng (CLV – Customer Lifetime Value), công thức áp dụng như sau:

CLV = (Tỷ lệ giữ chân) / (1 + Tỷ lệ chiết khấu / Tỷ lệ duy trì)

Làm cách nào để đạt được ROI tốt trong marketing?

  • ROI tốt phụ thuộc vào khoản đầu tư. Ví dụ: Một công ty chi tiền cho một thiết bị, thì ROI tính theo năng suất. Mặt khác, đầu tư cho marketing thì tính ROI theo quá trình bán hàng. Như vậy ROI bạn mong muốn từ nỗ lực tối ưu hóa công cụ tìm kiếm sẽ khác với ROI từ khoản đầu tư vào một nhà máy hay thiết bị mới.
  • Double-digit ROI sẽ là rất tốt cho nếu bạn xác định ROI phần trăm. Hoặc nếu tính theo tỉ lệ, con số tốt nhất cho ROI marketing bạn cần đạt là 5:1, hãy cẩn thận nếu như ROI bạn đang ở mức 2:1.
  • Lưu ý đến nơi bạn đầu tư tiền, xem xét liệu điều đó có làm tăng lợi nhuận cho công việc kinh doanh và cho phép bạn đạt được ROI tốt và cao hơn hay không.

Tổng hợp: Thông Phạm